Có thể các bạn vẫn chưa hiểu rỏ về dụng cụ cơ khí. Vậy thì hãy cùng mình theo dõi bài viết sau đây để biết được thêm thông tin về dụng cụ cơ khí nhé.
Mỏ lết là gì?
Mỏ Lết cũng là một dụng cụ cầm tay đặc biệt cho quá trình gia công cơ khí và sửa chữa các kim loại và hợp kim có độ cứng cao như crôm, thép, vanadi,…Với các loại mỏ lết khác bạn có thể thay đổi kích thước, chiều rộng của mỏ lết và có thể vặn nhiều các loại đai ốc khác nhau thay vì 1 hoặc 2 loại như với cờ lê.
Công Dụng Của Mỏ Lết
Mỏ lết là một công cụ được sử dụng để mở hoặc siết chặt các đai ốc, bu lông, chốt và các bộ phận có ren khác. Vì khi sử dụng trục vít có ren, nó đóng một vai trò không thể thiếu trong cơ khí, tuy nhiên vít có thể bị hỏng hoặc hư hỏng một phần do một lực nhất định. Một chiếc mỏ lết thông dụng sẽ phù hợp với mọi loại đai ốc mà không cần mang theo quá nhiều dụng cụ.
Phân Loại Mỏ Lết
1. Mỏ lết thường: cấu tạo cơ bản với một đầu có 2 ngàm: ngàm cố định và ngàm có thể di chuyển để thay đổi kích thước nhờ một con lăn. Mỏ lết thường có kích thước 4” đến 14”, tùy nhu cầu sử dụng mà chúng ta lựa chọn cho phù hợp.
2. Mỏ lết răng (kìm nước): hai ngàm kẹp được thiết kế các rãnh hình răng cưa nhằm tăng độ ma sát, kích thước thông thường sẽ từ 6” đến 36” thậm chí lên tới 48”. Nhờ có các rãnh răng cưa này mà ngoài vặn bu lông, đai ốc thì thiết bị này còn có thể vặn được các khớp nối của các ống có tiết diện hình tròn.
3. Mỏ lết xích: cấu tạo gồm một tay cầm, một ngàm răng cưa cùng một đoạn dây xích. Loại mỏ lết này khá hiếm gặp, chỉ thường được sử dụng trong việc tháo lắp các đường ống hình trụ có kích thước lớn, bảo trì máy móc
Cần xiết lực là gì?
Cần xiết lực (cần siết lực) là một dụng cụ cầm tay (hand tool) được sử dụng để điều khiển và tác dụng một mô-men xoắn cụ thể lên một bộ phận xiết chẳng hạn như bu lông hoặc đai ốc, giúp bạn không siết quá chặt các chốt có thể gây hư hỏng hoặc siết chặt quá mức có thể khiến chúng bị lỏng
Cờ lê lực 2 chiều INGCO
Vặn, xiết các loại ốc luôn là công việc cơ bản nhất trong cơ khí nói chung, hoạt động thay lốp và các ngành bảo dưỡng, sửa chữa công nghiệp nói riêng. Chính vì thế, chúng là những công cụ không thể thiếu vì thậm chí mọi đai ốc trên ô tô của bạn, trên kính cửa, đều có định mức mô-men xoắn cụ thể. Đây là cách sử dụng cờ lê lực.
Cần xiết lực hoạt động như thế nào?
Tại sao không thể dùng cờ lê bình thường?
Cần xiết lực hoạt động như thế nào?
Khi người sử dụng siết lực với khoảng lực đã được cài sẵn trên thân cờ lê thì lúc đã đạt đến lực cài đặt , cờ lê sẽ phát ra tiếng nổ cho nên loại cờ lê này cũng được gọi là cần nổ để dễ phân biệt với các loại khác, lúc ta nghe được tiếng nổ phát ra thì cũng là lúc lực siết đã được chặt. Nếu bạn sử dụng quá nhiều mô-men xoắn (lực vặn), bạn có thể làm hỏng đai ốc. Đối với các ứng dụng mà đai ốc và bu lông cần được vặn chặt và chắc chắn như siết lốp xe, cờ lê lực là công cụ không thể thích hợp hơn. Cờ lê cân lực giúp bạn không siết quá chặt các chốt có thể gây hư hỏng hoặc siết chặt quá mức có thể khiến chúng bị lỏng. Có bộ cần xiết lực chính xác là điều cần thiết để cải thiện độ an toàn và hiệu suất của thiết bị. Không nên dùng cờ lê vặn để nới lỏng bu lông, chỉ dùng để siết chặt.
Lưu ý khi sử dụng cần siết lực
• Xác định thông số mô men xoắn của thiết bị cần vặn (thường sẽ được dán bên cạnh, không thì sẽ có sách hướng dẫn).
• Khi bạn nghe thấy tiếng tách, đừng siết chặt đai ốc thêm nữa.
• Không sử dụng cần chỉnh lực để vặn chặt hoàn toàn. Thay vào đó, hãy thực hiện hầu hết công việc với với các loại lục giác khác của bạn, sau đó kết thúc với cờ lê lực để đạt được mô-men xoắn cần thiết.
• Bạn có thể cần sử dụng phần mở rộng nếu ổ cắm không đủ sâu.
• Luôn sử dụng cần cân lực của bạn một cách cẩn thận. Cất nó trong hộp đựng đi kèm khi không sử dụng. Điều này ngăn nó khỏi va đập và va đập có thể ảnh hưởng đến hiệu suất, độ chính xác và hiệu chuẩn của nó.
• Khi bạn cất giữ cờ lê mô-men xoắn, hãy nới lỏng nó đến cài đặt thấp nhất. Điều này giúp nó duy trì hiệu chuẩn lâu hơn vì không có nhiều lực tác động lên lò xo.
Kìm là gì? Kìm loại nào tốt? Kềm khác kéo ở điểm nào?
Kìm tên tiếng anh là Pliers, là loại dụng cụ có nhiều biến thể và công dụng nhất. Ví dụ như kìm mở phe, kìm cắt cáp, kìm đầu bằng, kìm bấm cos. v.v. Nhiều loại kìm có thể thực hiện nhiều chức năng cùng lúc gọi là kìm đa năng. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cấu tạo và các loại kìm phổ biến nhất. Một cách gọi khác là kềm, tùy theo vùng miền trên dải đất hình chữ S.
Kìm được mô tả là loại kéo có lưỡi dày có sức mạnh lớn. Thường có chức năng là kẹp để giữ, bẻ, phân biệt với chức năng cắt của kéo. Rất hữu ích để uốn, nén các vật liệu. Thường được thiết kế dạng đòn bẩy với một điểm tựa ở giữa. Điều này giúp nó tạo một lực lớn hơn.
Căn bản nhất và dễ nhận biết là 2 lưỡi của kềm không đi qua nhau (bypass). Chúng đè lên nhau nên chức năng kẹp – giữ phôi hay uốn, bẻ cong là chính trên dụng cụ này. Tính năng cắt cũng được dùng nhưng thường là cắt các phôi tròn.
Nó dùng để uốn, bẻ, kẹp các vật nhỏ, vượt quá tầm của ngón tay hoặc công cụ khác. Không có sự ghi nhận lịch sử nào về sự ra đời của kìm. Dụng cụ ra đời đầu tiên giống kìm nhất là thiết bị để xử lý trong quá trình luyện, đúc kim loại. Ngày nay có rất nhiều biến thể được ra đời để xử lý: dây điện, đường ống, linh kiện, móng ngựa, dây buộc và hàng tỷ các tác vụ khác nhau.
Cấu tạo và vật liệu của kìm
Ngàm (lưỡi): thường rất dày và bằng hợp kim. Nhà sản xuất cho thêm, chorome và/hoặc vanadium để thêm cứng chắc, bền và chống ăn mòn. Các ngàm có kích thước khác nhau cho mục đích tinh tế hay sức mạnh cho phù hợp với vật liệu cần kẹp. Ngàm được xử lý các rãnh để nó chống trượt đặc biệt khi thao tác với kim loại. Trong trường hợp cần thao tác với trang sức, linh kiện điện tử ngàm thường được làm bằng vật liệu mềm hơn như đồng thau, nhôm, nhựa…
Tay cầm: thường bằng thép để nó cứng chắc, tạo áp lực lớn. Được bọc một lớp nhựa, sơn hay cao su chống trượt. Thiết kế cong hình thái để ôm sát lòng bàn tay. Tay cầm càng dài thì lực kẹp càng mạnh, ít mỏi tay. Tay cầm ngắn thì phải đủ độ dày dùng để thao tác với vị trí hẹp. Ngày nay kìm được thiết kế cong, các phụ kiện hỗ trợ như lò xo trợ lực. Mục đích để giảm tải lực cần thiết khi sử dụng.
Điều này quan trọng với công nhân sử dụng nhiều trong các nhà máy. Rất nhiều trường hợp ghi nhận hội chứng ống cổ tay khi bóp kìm quá nhiều.
Các loại kìm có độ bền cao
Dựa vào cấu tạo có thể thấy chất lượng phụ thuộc lớn vào công nghệ luyện kim và thiết kế. Các nước lớn như Mỹ, Đức, Nhật thường có các công thức bí mật. Đó là lý do sản phẩm của họ có độ bền, chất lượng và tính thẩm mỹ cao nhất.
Tua vít là gì?
Sự ra đời của tua vít và vít gắn liền với nhau. Là dụng cụ quan trọng liên quan trực tiếp đến sự phát triển các loại máy móc hiện nay. Do có chức năng quan trọng nên sự ra đời của chúng đều được ghi lại trong lịch sử và gắn liền với nhiều cái tên nổi tiếng.
Đầu vít Robertson
Là đầu vít hình vuông dù ra đời trước đó rất lâu nhưng mãi đến 1908 Robertson thương mại hóa tua vít thành công, từ đó về sau nó được phổ biến đến ngày nay. Vít Robertson không phải tốt nhất nhưng là tiền đề cho các vít 4 cạnh, vít hoa thị sau này. Sự xuất hiện của vít đóng vai trò quan trọng giúp tăng hiệu quả trong sản xuất. Chuẩn hóa kích thước là bộ phận cần thiết trong các loại máy móc hiện đại.
Đầu vít Phillips
Đầu vít 4 cạnh có tên gọi khác là Plillips tên người sáng tạo ra nó. 1936 được thử nghiêm trên một chiếc ô tô tại Mỹ. Sau đó được ứng dụng mạnh vào nền công nghiệp Mỹ. Với 4 cạnh cải tiến phần tiếp xúc giữa đầu vít và vít nhiều gấp đôi giúp tăng độ bám. Tiếp theo các tua vít 2 cạnh cũng có thể sử dụng được trên vít Philips.
Đầu vít hoa thị
Đầu vít 8 cánh, nhiều cánh hơn để tăng độ bám dính. Dựa trên nguyên tắc cải tiến của Plillips tăng số cạnh để tăng sức mạnh. Không được cấp bằng sáng chế, ít được sử dụng vì tua vít 8 cạnh không thể hữu dụng với các đầu vít khác. Tuy nhiên vẫn có một số ngành cơ khí, mộc vẫn sử dụng vít hoa thị trong ứng dụng của mình. Vít 8 cạnh thường có size lớn hơn vì kích thước nhỏ rất khó khắc nhiều cạnh và size nhỏ thường ít cần momen lực xiết lớn.
Cấu tạo của tua vít
Đầu vít: được làm bằng vật liệu đặc biệt để chống lại momen xoắn tốt nhất. Ngoài ra còn có thể có từ tính để thao tác với các ốc vít nhỏ. Đầu vít có các size từ nhỏ đến lớn sử dụng sai loại và kích thước dễ làm hỏng đầu vít. Đầu vít có loại có thể tháo rời để thay thế nhiều size trên cùng một trục để tiết kiệm. Đầu vít thường có màu khác biệt với trục để phân biệt.
Trục: thường bằng hợp kim có độ cứng cao, mạ bên ngoài một lớp crom để sáng và chống xước. Hợp kim được sử dụng nhiều nhất là chrome vanadium thường có chất lượng tốt nhất. Trục được làm hình tròn hoặc lục giác để chống uốn cong, chống lại các chấn động khi thao tác.
Tay cầm: thường bằng nhựa ABS, cao su, gỗ tùy mục đích. Nhựa abs sẽ chống trượt, cong hình thái để ôm sát bàn tay. Gỗ thường là gỗ sồi được xử lý độ ẩm, xử lý bề mặt để nó nhẹ và sang trọng. Phiên bản gỗ sồi thường xuất xứ Châu Âu, Mỹ nơi nguồn cung cấp dồi dào. Phần cuối tay cầm có thể trang bị một đầu vuông, lục giác để dùng khi cần momen xiết lớn.

Như vậy các bạn đã vừa theo dõi hết bài viết về dụng cụ cơ khí, chúng tôi mong rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về các dụng cụ cơ khí và xin trân thành cảm ơn các bạn đã dành thời gian của mình để theo dõi bài viết này.