Chắc hẳn bạn rất thắc mắc rằng có bao nhiêu loại cờ lê thông dụng và một số lưu ý khi sử dụng cờ lê? Bao nhiêu? Nhiều hay ít? Các loại cờ lê này cần lưu ý những điều gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nhé.
Cờ lê là gì?
Cờ lê là một dụng cụ cầm tay có chức năng giữ và xoay các đai ốc, bu lông, chốt và các chi tiết có ren,… Nhờ tính tiện lợi và kích thước nhỏ gọn nên cờ lê được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
Cờ lê thường được sản xuất bằng chất liệu thép mạ Crome siêu cứng với độ bền rất cao và khả năng chống han gỉ, không bị cong, gãy khi chịu lực lớn. Đặc biệt với thiết kế thân dài, chắc chắn, vừa vặn cho việc cầm nắm đã giúp hạn chế trơn trượt một cách tối đa.
Ngoài ra, kích thước của cờ lê cũng khá đa dạng, giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp nhất với mục đích sử dụng.

Công dụng của cờ lê là gì?
Trong đời sống hiện nay sẽ xảy ra nhiều vấn đề cần sử dụng đến cờ lê đ vặn ốc vít, chi tiết ren khác nhau. Đây là dụng cụ có nhiều công dụng nổi bật như sau:
Hiện nay cờ lê được dùng để thực hiện tháo mở ống, đồ vật bất kỳ có hình tròn mà không có độ bám.
Cờ lê được sử dụng để thực hiện nới lỏng hay siết chặt các loại ốc vít khác nhau của máy móc, thiết bị.
Ngoài ra, cờ lê được sử dụng tại các nhà máy sản xuất, đơn vị gia công sửa chữa. Hay chúng còn được sử dụng nhiều tại các đơn vị bảo dưỡng xe máy, ô tô, điện, công xưởng cơ khí, các hoạt động bảo trì cài đặt khác trong công nghiệp.

Các loại cờ lê thông dụng
Cờ lê 2 đầu mở
Cờ lê 2 đầu miệng là loại cờ lê được thiết kế với 2 đầu mở có kích thước khác nhau (ví dụ: 6-7, 8-9, 10-12, … ).
Với dụng cụ này bạn có thể thao tác nhanh khi cần vặn, siết đai ốc. Lợi thế của cụng cụ này là do có ngàm cố định nên sẽ hạn chế được vấn đề trượt khi thao tác. Bạn có thể mua lẻ từng cây theo nhu cầu hoặc có thể mua 1 bộ với nhiều cỡ khác nhau.
Cờ lê 2 đầu mở thường được ứng dụng nhiều trong việc sửa chữa, bảo dưỡng tại nhà máy công nghiệp, cơ khí, gara ô tô. Ưu điểm nổi bật của sản phẩm này đó chính là có ngàm cố định nên thường rất chắc chắn trong quá trình thao tác, hạn chế được sự trơn trượt khi thực hiện xoay, vặn ốc vít.
Cờ lê 2 đầu vòng
Cờ lê 2 đầu vòng với mỗi đầu có nhiều kích cỡ giống với cờ lê 2 đầu mở sẽ giúp các anh em hạn chế được vấn đề gây biến dạng đai ốc và dùng cho các đai ốc cần lực mạnh hơn.
Đầu vòng cờ lê có 2 dạng đó là 6 cạnh hoặc 12 cạnh ở mặt trong để phù hợp với đai ốc 6 cạnh (lục giác) thông thường. Hai đầu vòng của cờ lê này có thiết kế thẳng hàng với thân hoặc tạo thành góc xéo với thân để tạo khoảng hở khi dùng.
Cách sử dụng cờ lê 2 đầu vòng
Cờ lê phải đúng với đai ốc, chụp đầu vòng vào đai ốc rồi tiến hành vặn vào và mở ra.
Cờ lê hình vòng miệng
Cờ lê vòng miệng là sự kết hợp của cờ lê có một đầu mở và một đầu vòng. Cờ lê này có một đầu là vòng kín, trong khi đầu kia là một đầu hở hình chữ U. Chúng có thể được sử dụng để tháo đai ốc và bu lông bằng đầu vòng, sau đó tách chúng ra nhanh chóng bằng đầu mở. Cờ lê đầu vòng thường được sử dụng kết hợp do cả hai đầu đều có cùng kích thước.
Nhờ giúp cho công việc tháo lắp được thực hiện dễ dàng mà tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức, nên dụng cụ cầm tay này đang được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống cũng như sản xuất như:
• Tháo mở ống hoặc các đồ, vật có hình tròn mà không có độ bám.
• Nới lỏng/siết chắc các ốc vít của máy.
• Sử dụng nhiều trong các máy sản xuất, gia công sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, ô tô, cơ khí, điện, tự động sửa chữa và hoạt động bảo trì cài đặt khác trong công nghiệp.
•
Cờ lê lực – Cờ lê mô-men xoắn
Cờ lê lực (còn được gọi là cờ lê cân lực hoặc cờ lê đo lực) được sử dụng để siết bu-lông, đai ốc đồng thời đo lực siết đảm bảo bu-lông, đai ốc được siết chặt với lực cần thiết theo thiết kế.
Cờ lê lực có thể được sử dụng kết hợp với bộ phận nhân lực (hay còn gọi là đầu nhân lực, đầu cộng lực) khi cần kiểm tra mô men siết lớn bằng tay ở những vị trí chật hẹp như trong hầm lò, ở trên cao, hoặc các vị trí bu-lông ê cu to, hoặc yêu cầu lực siết rất lớn mà khoảng trống lại không đủ rộng cho cờ lê lực thông thường. Ngoài ra cũng có thể sử dụng cả cờ lê lực kiểu thủy lực, khi cần kiểm tra bu lông lực siết lớn với số lượng nhiều lần trong 1 ngày.
Cờ lê lực được chia làm những loại sau:
• Cờ lê đo lực loại cơ: tạo lực trực tiếp trên cần lực.
• Cờ lê đo lực đầu rời: đây là cán đo lực cờ lê khác nhau.
• Cờ lê đo lực chỉ kim: đây là loại cờ lê đo lực thường dùng để kiểm tra lực siết.
• Cờ lê đo lực điện tử: model này cũng chủ yếu để test lực, hiển thị lực trên LCD.
• Cờ lê đo lực fix lực: loại cờ này được tạo sẳn 1 lực, thường sử dụng trong những dây chuyền mang tính chính xác cao.
Điều quan trong việc chọn cờ lê lực đó là dải lực và kích thước đầu ra để lắp với khẩu (tuýp).
Cờ lê lực thường được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp như: xây dựng dân dụng công nghiệp và cầu đường, công nghiệp đóng tàu, khai khoáng hoá dầu, lắp đặt giàn khoan và xây dựng nhà xưởng, kết cấu thép. Sữa chữa máy móc, ô tô, container, cơ khí chế tạo…
Cờ lê đuôi chuột là gì?
Cờ lê đuôi chuột hay còn có tên gọi khác là tuýp đuôi chuột, cờ lê giàn giáo, tẩu đuôi chuột. Các tên gọi này đều bắt nguồn từ hình dạng và chức năng của nó. Bản chất là dùng để mở vít bulong, đuôi nhọn thon dài tạo lực công lớn nên có tên gọi là cờ lê đuôi chuột.
Cờ lê đuôi chuột là sự kết hợp hoàn hảo giữa tay vặn tự động và đầu tuýp. Công dụng chính của loại cờ lê này là siết, vặn, mở các loại ốc vít, bulong. Phần đuôi nhọn thon dài của loại cờ lê này còn được khai thác để mở khuôn đúc hay xỏ lỗ tháo bulong rất tiện lợi.
Ứng dụng thường thấy trong nhóm ngành xây dựng, xây lắp sử dụng giàn giáo, ngành đúc khuôn, sửa chữa máy móc hoặc bất cứ ngành cơ khí nào cần sử dụng mở các chốt bulong.
Cờ lê đóng có một đầu miệng được cấu tạo bằng chất lượng thép siêu bền. Cấu tạo cơ khí gồm: 1 đầu tròng, 1 đầu chuôi đóng. Đây là dụng cụ chuyên dụng trong ngành nhiệt điện.
Kỹ thuật viên sẽ dùng búa để tác động một lực mạnh lên đầu còn lại của cờ lê để tạo ra momen xoắn cao, giúp tháo lắp các bu lông lâu ngày bị gỉ sét hoặc có kích thước lớn mà cờ lê bình thường không thể siết vào hoặc mở ra được.
Cờ lê đóng để vặn vào hoặc tháo ra đối với các bu lông, đai ốc cỡ lớn, cần momen xoắn cao.
CÁC LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CỜ LÊ ĐÚNG CÁCH VÀ AN TOÀN:
Lưu ý một số điều sau:
– Chọn cỡ cờ lê, mỏ lết phù hợp
Bản chất của cờ lê, mỏ lết là sử dụng lực tay, do đó việc chọn đúng cỡ để đảm bảo hiệu quả vặn mở, không làm biến dạng đai ốc cũng như không gây tổn thương cho tay, nên chú ý đến thông số của cờ lê để biết được cờ lê sử dụng cho những bu lông ốc vít kích thước nào.
Mặt khác, khi sử dụng cờ lê, mỏ lết, nên lưu ý xoay ốc điều chỉnh để đảm bảo ngàm của mỏ lết tiếp xúc chặt với đai ốc rồi mới tiến hành gia lực vặn đóng – mở đai ốc.
Làm chuẩn việc này có thể giúp mang lại hiệu quả vặn – siết nhanh và chắc, hạn chế tối đa việc bị trượt cờ lê, mỏ lết và bầm tím tay khi sử dụng.
– Sử dụng lực kéo, không sử sử dụng lực đẩy
Thông thường ít ai quan tâm phải kéo hay đẩy cờ lê, mỏ lết mà chỉ quan tâm đến chất lượng vặn – mở đai ốc. Tuy nhiên, nếu đẩy cờ lê với lực mạnh thì sẽ dễ bị trượt và gây tai nạn khó lường cho người dùng.
Khi dùng lực kéo, người dùng có thể chủ động được thao tác, điều này có thể giúp đảm bảo an toàn hơn.
– Không tạo thêm lực bằng cách nối dài dụng cụ
Có thể thấy người ta dùng ống sắt để nối dài cần cờ lê để tiện vặn và tăng lực vặn mở, tuy nhiên tuyệt đối không nên học theo cách này, vì để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Khi đó cán cờ lê bị cong, đai ốc bị hỏng bởi cờ lê lúc này được tăng thêm lực, dễ bị trượt cờ lê ra khỏi đai ốc.
– Không dùng búa để đóng cờ lê, mỏ lết
Nếu bạn đang sử dụng cờ lê chuyên dụng có thể dùng búa để đóng, thông thường bạn không nên dùng búa để đóng vào cờ lê hay mỏ lết vì điều này sẽ gây biến dạng đai ốc và làm hỏng dụng cụ.
– Không nên sử dụng mỏ lết, cờ lê đã bị thay đổi thông số người dùng
Người dùng có thể mài bớt ngàm của cờ lê, mỏ lết để có thể tăng cỡ ngàm của dụng cụ, uốn cong dụng cụ để phù hợp với công việc. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm đúng, người dùng nên tìm hiểu thông số kỹ thuật của các dụng cụ để chọn đúng dụng cụ mình cần.
Những cờ lê, mỏ lết đã bị thay đổi thông số sẽ không thể để đảm bảo hiệu quả công việc và vấn đề an toàn trong công việc.
– Không để nhiệt độ quá cao
Khi ở nhiệt độ cao, điều này có thể làm thay đổi độ cứng và cấu trúc kim loại khiến hỏng dụng cụ.
– Bảo quản đúng cách
Kiểm tra định kỳ các dụng cụ cầm tay tại nhà, và không sử dụng các cờ lê đã bị hư hỏng và có thể bị yếu đi do cong, nứt hoặc mòn nghiêm trọng.

Trên đây là bài viết về có bao nhiêu loại cờ lê thông dụng và một số lưu ý khi sử dụng cờ lê? Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rỏ hơn về các loại cờ lê và công dụng của chúng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CỬA HÀNG CƠ KHÍ TECHLIGHT
Địa chỉ: 2210/75, Quốc lộ 1A, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
Email: techlightxinchao@gmail.com
Hotline: 0326310819
Website: techlight.website
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
CHÍNH SÁCH
• Chính sách bảo mật
• Chính sách vận chuyển
• Chính sách đổi bảo hành
• Phương thức thanh toán
DANH MỤC NỔI BẬC